ClockThứ Bảy, 14/03/2020 06:15

Người nông dân được mấy phần trong đó?

TTH - Hai đứa con nói chuyện với nhau trong bữa ăn cơm trưa: “Ê mi, chỗ bà bán dưa hấu giá cả nó nhảy như chứng khoán, có lúc 4 ngàn, có lúc 6 ngàn…”.

"Giải cứu" dưa hấu và hỗ trợ khẩu trang cho người dân Vĩnh Phúc“Giải cứu” dưa hấu giúp người dân Tây Nguyên

Câu chuyện này làm tôi để ý đến một điểm bán dưa hấu trên đường TCV, TP. Huế. Đến chiều ngày 10/3, một biển báo treo lên với nội dung như sau: “ … điểm bán dưa hấu giải cứu cho bà con đồng bào Gia Lai, giá 8.000 đồng/kg”.

Có thật sự giải cứu hay không? Hay cũng chỉ là một điểm mua bán dưa hấu bình thường trong mùa dưa hấu và nhiều nông sản khác ùn ứ, không xuất khẩu được, khó tiêu thụ.

Tết vừa rồi tôi về thăm quê ở Bình Định. Chung quanh trang trại nhà chị tôi là những ruộng dưa hấu bạt ngàn. Lúc đó, tình hình mới bùng phát dịch bệnh COVID-19 ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Ruộng dưa mới thời kỳ bắt nhánh, chưa chọn trái (khi những nhành dưa ra dài thì người nông dân phải hàng ngày bắt cho từng đọt dưa chạy ngay ngắn để khỏi làm rối, sau này dễ cho giai đoạn chọn trái).

Tôi ra ruộng dưa chuyện trò với một người trồng dưa, tên Tiến. Anh ở cạnh trang trại chị tôi, gặp nhiều lần nên trở thành người quen thân. Năm ngoái anh trồng 15 sào dưa (mỗi sào Trung bộ 500m2). Giá bán năm đó tại ruộng dưa là 6.000 đồng/kg, anh thu lời được khoảng 90 triệu đồng. Anh cho biết, mỗi cây dưa chỉ chọn lấy được một quả. Như thế dưa mới lớn trái, đạt chuẩn xuất khẩu. Mỗi sào dưa cho 2 tấn quả được cho là đạt, nếu cho 2,2 -2,3 tấn là ngon. Năm nay anh thuê đất làm tăng diện tích lên 25 sào. Tôi hỏi chi phí một sao là bao nhiêu? Anh bảo, khoảng 6 triệu đồng, bao gồm tất tần tật từ giống má, công cán, phân thuốc. Thế giá bao nhiêu là mình có lãi? Giá dưa “rớt” từ 5.000 đồng là ngon!?

Xâu chuỗi hết các dữ liệu anh cho biết, tôi tính, nếu trong điều kiện bình thường, giá thành sản xuất 1 kg dưa vào khoảng 3.000 đồng. Giá thị trường cao thì người dân được lợi nhiều, giá thị trường thấp thì người dân lãi ít. Người nông dân mê làm dưa là vì dưa đưa lại nhiều cơ hội thu được nhiều tiền. Nếu rủi ro, xoay xở bán nội địa cũng thu hồi được vốn. Xui xẻo lắm mới xuống dưới giá thành.

Tất nhiên, giá kể trên là bán tại ruộng dưa, còn tiêu thụ ở các nơi phải cộng thêm tiền vận chuyển và một số chi phí khác tùy nơi tiêu thụ gần hay xa. Đoạn đường khoảng 400 km từ Bình Định, hoặc từ Gia Lai ra Huế có thể tương đương nhau. Giả sử giá thành làm ra là 3.000 đồng/kg, giá bán tại Huế 6.000 đồng/kg hoặc 8.000 đồng/kg, chúng ta thấy mức chênh lệch sau giá thành là 3.000 đồng hoặc 5.000 đồng, tức là 100% hoặc 160% giá thành. Khoảng này được chia cho nhà sản xuất và nhà buôn (bao gồm chi phí vận chuyển).

Như vậy, nếu bán với giá 8.000 đồng/kg, có nên gọi là giải cứu!? Nếu khoản này được san sẻ phần lớn cho người nông dân (trừ chi phí vận chuyển) thì không thể gọi là giải cứu được, tức là người nông dân có lãi theo kỳ vọng. Nếu khoản này sản sẻ phần nhiều cho nhà buôn, thì càng không thể gọi là giải cứu mà là một hình thức mua bán bình thường. Có buôn bán thì phải có lợi nhuận (cũng có thể lỗ nếu hàng không bán được).

Trong thực tế buôn bán như ở Việt Nam, qua quá nhiều tầng nấc trung gian nên có khi giá từ khâu tiêu thụ đến tay người tiêu dùng có khi gấp đôi, gấp ba cũng là chuyện bình thường. Nhưng giá không thể quá cao sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ. Mỗi khâu trung gian thu lời một ít nên có thể thấy người nông dân là người bị động, vì vậy cũng là người dễ chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Qua nhiều hình ảnh truyền thông, chúng ta thấy người tiêu dùng Việt Nam rất biết chia sẻ, đồng cảm với người nông dân. Vấn đề người tiêu dùng đòi hỏi là phải rõ ràng, cái gì ra cái đó. Mới có thông tin hạn mặn gay gắt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, thiết bị đo độ mặn tiêu thụ nhiều thì ngay lập tức trên thị trường có chuyện buôn bán các thiệt bị không đúng chuẩn kỹ thuật!?

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top