ClockThứ Bảy, 10/08/2019 12:59
XÁC ĐỊNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH GIỮA HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ - QUẢNG TRỊ:

Lấy người dân làm chủ thể, đảm bảo đời sống dân sinh – Kỳ 2: Lấy dân làm gốc

TTH - Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP (Nghị quyết 31), việc đảm bảo các nguyện vọng chính đáng của người dân sau khi “chuyển khẩu” là điều mà các cấp chính quyền cần tập trung làm tốt để ổn định tư tưởng, đời sống cho họ.

Lấy người dân làm chủ thể, đảm bảo đời sống dân sinh - Kỳ 1: Nguyện vọng chính đáng

Những tâm tư của người dân là hoàn toàn chính đáng, vì thế, các cấp chính quyền cũng đã từng bước tháo gỡ cho người dân hiểu về bản chất của Nghị quyết 31

Hợp lý, hợp tình

Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 762/TTg về việc xác định đường ranh giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị trên cơ sở đường địa giới thể hiện trên bản đồ 1/200.000 do Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước phát hành năm 1962 và Bản đồ1/50.00 UTM tái bản vào năm 1978.

Theo quyết định này thì xã Hồng Thủy thuộc huyện A Lưới nằm về phía tỉnh Quảng Trị. Lúc ấy, người dân Hồng Thủy nhiều lần viết đơn kiến nghị gửi các cấp chính quyền với mong muốn được sinh hoạt ổn định ở huyện A Lưới. Sau đó, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan cùng 2 tỉnh đề xuất xã Hồng Thủy giao tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý toàn bộ hiện trạng đất đai và dân cư.

Ông Hồ Văn Liên, nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy chia sẻ: “Từ những ý kiến nghị của người dân Hồng Thủy lúc ấy, Quyết định 762 của Chính phủ không được thực thi. Việc tranh chấp địa giới hành chính đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân 2 vùng, tình trạng xâm canh, tranh chấp đất đai diễn ra cho đến nay”.

Với phong tục người Pa Cô, thay đổi tên xã, tên làng là việc trọng đại, yếu tố văn hóa cũng tạo ra sự đắn đo cho những con dân làng, bản. Theo ông Bùi Viết Dũng, Chủ tịch UBND xã Hồng Thủy, kết quả khảo sát của các đoàn Trung ương và của tỉnh và huyện thì nhiều người dân thôn 6 và thôn 7 vẫn mong muốn ở lại xã Hồng Thủy. Do vậy, quá trình vận động, tuyên truyền vẫn sẽ tiếp tục. “Thực hiện chủ trương của Chính phủ, quyết tâm giải quyết dứt điểm địa giới hành chính giữa hai tỉnh, chúng tôi cũng nỗ lực tuyên truyền về Nghị quyết 31 đến với người dân trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Đến nay, người dân vẫn tuân thủ pháp luật. Về những chính sách, giải pháp ổn định kinh tế, dân sinh thì chúng tôi chờ chỉ đạo của cấp trên”, ông Dũng cho biết.

Vướng chỗ nào, gỡ chỗ đó

Để thực hiện Nghị quyết 31, công tác dân vận trong thời điểm này là yếu tố quan trọng để người dân thuận tình. Bà Hồ Thị Lan Hương,Trưởng ban Dân vận Huyện ủy A Lưới những ngày này thường xuyên cắm bản, theo dõi tâm tư, nguyện vọng của người dân. Bà Hương cũng có gốc gác ở A Bung (huyện Đakrông) nên bà hiểu rất rõ tâm lý của con dân làng bản ở Hồng Thủy. Bà Hương cho hay: “Sau khi có thông tin chính thức, cấp ủy, chính quyền huyện A Lưới đã bắt tay vào công tác tuyên truyền, vận động. Qua nhiều lần về cơ sở tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng thì đa số người dân sẵn sàng chấp hành nghị quyết nhưng phải đảm bảo đời sống của họ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân thông qua các già làng, trưởng bản”.

Theo bà Hương, công tác vận động đang gặp khó khăn vì người dân lo mất đất sản xuất. “Các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét đất sản xuất của người dân xã Hồng Thủy sao cho phù hợp để đảm bảo quyền lợi của họ. Sau khi bàn giao, thực hiện phân chia địa giới hành chính cũng cần đảm bảo điều kiện sống của người dân tối thiểu như hiện nay”, bà Hương kiến nghị.

UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn cho biết, khi triển khai Nghị quyết 31, cán bộ dân vận tỉnh cũng “nằm vùng” để nắm tâm tư người dân. Thông qua các già làng, trưởng bản, cán bộ xã, người có uy tín để tuyên truyền, vận động hiệu quả hơn. “Người dân Hồng Thủy đang lo lắng 3 vấn đề đó là: mất đất sản xuất; thay đổi phong tục tập quán; chi phí để làm lại các giấy tờ cần thiết. Ngoài ra, họ còn lo lắng về sự đối đãi của phía tỉnh bạn sau khi “chuyển khẩu”..."- ông Toàn tóm lược.

Ông Toàn cho rằng, những tâm tư đó của người dân là hoàn toàn chính đáng và các cấp chính quyền cũng đã từng bước tháo gỡ. “Trong những lần đối thoại trực tiếp với người dân, tôi phân tích cho họ hiểu rõ Nghị quyết 31 là xác định lại ranh giới do lịch sử để lại. Đất sản xuất của người dân không bị mất đi, nếu đất đã có sổ đỏ thì dù thuộc A Bung hay Hồng Thủy đều thuộc sở hữu của người dân; phong tục tập quán thì người dân vẫn giữ, không ai có quyền đụng chạm, buộc thay đổi. Các giấy tờ sẽ có Nhà nước hỗ trợ về kinh phí lẫn thủ tục chuyển đổi. Đối với cán bộ nếu thuộc diện chuyển sang phía A Bung thì cũng không ai cấm làm việc ở Hồng Thủy hay nơi nào khác, con em vẫn được học tập ở Hồng Thủy nếu muốn”, ông Toàn nói.

Bài, ảnh: LÊ THỌ - PHAN THÀNH

(Còn nữa)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thành lập Công an TP. Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế

Tối 29/12, đã diễn ra Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về thành lập Công an thành phố Huế. Tham dự về phía Bộ Công an có Thượng tướng Lê Quốc Hùng, UVTW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an. Về phía Thừa Thiên Huế có các ông: Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Thành lập Công an TP Huế trên cơ sở Công an tỉnh Thừa Thiên Huế
Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

Cục Hải quan tỉnh cần triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN), phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN năm 2025 là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Cục Hải quan ngày 26/12.

Tăng cường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

TIN MỚI

Return to top