ClockThứ Năm, 01/04/2021 08:58

Không cho phép lợi dụng quyền công dân để ứng cử vì mục đích chống phá

TTH - Trong khi cả nước đang tích cực chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 thì các đối tượng lợi dụng dân chủ tìm mọi hình thức để chống phá. Một trong những hành vi đó là “tự ứng cử” với mục đích gây rối về chính trị.

Cảnh giác với chiêu trò chống phá bầu cử

1. Âm mưu chống phá theo phương thức “ứng cử viên độc lập” (tự ứng cử) không phải là mới và đã được các đối tượng cơ hội chính trị thực hiện từ những lần bầu cử trước. Chỉ khác là lần này số có ý đồ xấu tự ứng cử không nhiều vì biết chắc sẽ không thể “qua được vòng hiệp thương”, nhưng lại bộc lộ thái độ hung hăng, ý đồ phá bĩnh ngay từ đầu.

Chúng chuẩn bị kế hoạch khá bài bản, dự kiến tình huống và mục tiêu đặt ra cho những bước thực hiện, kể cả khi bị loại. Những bài viết, trả lời phỏng vấn được sắp đặt trước nhằm cung cấp thông tin xuyên tạc, tố cáo Nhà nước “bóp nghẹt” quyền tự do ứng cử, loại những người trái quan điểm. Nói cách khác là cố tình tạo ra tình hình cho là “bất thường” để gây chú ý của dư luận, nghi ngờ của dân chúng về dân chủ trong bầu cử. Các tổ chức chống đối phụ họa tung ra nhiều luận điệu chĩa mũi nhọn xuyên tạc, đả kích quy trình hiệp thương mà theo chúng là mất dân chủ, trái với thông lệ quốc tế. Luận điệu cho rằng “Việt Nam chỉ có một Đảng cầm quyền nên độc quyền bầu cử”, “Đảng cử dân bầu không bao giờ có dân chủ”, “gian lận bầu cử”, “khóa cửa ứng cử ngoài Đảng”... Với luận điệu kiểu như vậy là cố tình tạo ra không khí nặng nề, giảm niềm tin của Nhân dân về bầu cử tự do, dân chủ, minh bạch.

Nhìn lại thời điểm bầu cử Quốc hội khóa XIV (2016), những cái tên như: Nguyễn Quang A, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Thúy Hạnh... đều nộp hồ sơ ứng cử. Tuy nhiên, chúng đã bị dân chúng tẩy chay, loại ngay từ vòng hiệp thương. Có những kẻ không lâu sau bị bắt, truy tố hoặc có hành vi xấu bị dư luận phản đối, dân chúng tẩy chay. Họ ứng cử không phải ý thức trách nhiệm vì dân, vì nước, mà là lợi dụng để gây rối loạn chính trị, đánh bóng tên tuổi, kiếm tài trợ từ bên ngoài.

Trong cuộc bầu cử năm nay, một số kẻ tung lên mạng xã hội hồ sơ tự ứng cử, lên tiếng chê bai lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kêu gọi dân chúng ủng hộ cho những “nhà đấu tranh dân chủ”. Họ chính là những kẻ lâu nay thường xuất hiện trên các diễn đàn chống phá Nhà nước như: Nguyễn Đình Cống, Trần Khánh, Lê Dũng (Dũng vôva) và một số đối tượng bất mãn khác. Trên kênh youtube CHTV (kênh trái phép), Dũng vôva còn khoác lác, ngông cuồng cho là “đại diện tiếng nói và quyền lợi của dân”, ứng cử “vì tương lai đất nước”. Ngay như Nguyễn Đình Cống, một kẻ thoái hóa, biến chất biết rằng chỉ 1% hy vọng trúng cử nhưng vì “bảo vệ công lý”, “chống tham nhũng”, “chống độc quyền” nên phải ra ứng cử. Những con người như vậy chắc chắn không nhận được sự đồng tình của Nhân dân, sớm muộn sẽ bị loại.

2. Hiến pháp nước ta quy định mọi công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đều có quyền tham gia ứng cử. Tuy nhiên, ở mỗi cấp chỉ có số lượng nhất định, không thể đưa ra số lượng ứng cử viên quá đông. Những người có trách nhiệm với xã hội, tự nguyện đóng góp trí tuệ, khả năng của mình ra ứng cử sẽ được Nhà nước khuyến khích, Nhân dân ủng hộ.

Thực tế thời gian qua, nhiều người dù không được cơ quan, tổ chức giới thiệu nhưng xét có đủ tiêu chuẩn, có tâm huyết, trách nhiệm đã nộp hồ sơ tự ứng cử. Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã có 21 người được bầu trong 154 người tự ứng cử. Hầu hết trong số họ đã hoàn thành tốt trách nhiệm đại diện của Nhân dân, đóng góp trí tuệ cho những quyết sách lớn của đất nước. Những con người nổi bật như: Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Lân Hiếu... dù là những người tự ứng cử nhưng ngay từ đầu đã được dân chúng tín nhiệm bầu chọn, xứng đáng với niềm tin của người đại biểu của Nhân dân. Cần phân biệt những người vì trách nhiệm với xã hội mà ra ứng cử với những kẻ vì mục đích chống phá, gây rối chính trị như nêu trên.

Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, những người ứng cử (cả số được giới thiệu và tự ứng cử) phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Trong đó, tiêu chuẩn “Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp”, “Có phẩm chất, đạo đức tốt” là những tiêu chí quan trọng nhất. Những người tự ứng cử vì động cơ cá nhân, có những hoạt động chống phá Nhà nước thì không thể nói là “trung thành”, không thể đại diện cho bất cứ ai. Những kẻ đã từng viết bài, trả lời phỏng vấn xuyên tạc chế độ, chống phá đất nước chỉ vì những xấp đô la thì không thể gọi là yêu nước chân chính. Phần lớn trong số này là những kẻ thiếu lành mạnh trong cuộc sống, đời tư không trong sáng, bị dân chúng tố cáo, tẩy chay thì không thể nói là có “phẩm chất, đạo đức tốt” để làm đại biểu cho Nhân dân.

Chỉ thị 45-CT/TW ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị “Về lãnh đạo cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026” đã xác định: “Kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn”. Đó là yêu cầu quan trọng nhằm xây dựng cơ quan lập pháp vững mạnh, thực sự là đại diện cho quyền lợi của Nhân dân.

Những kẻ lợi dụng quyền công dân tự ra ứng cử vì động cơ cá nhân, phẩm chất không trong sáng chắc chắn sẽ bị Nhân dân vạch mặt, tẩy chay.

NGUYỄN  PHƯỚC KHÁNH 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

TIN MỚI

Return to top