ClockThứ Ba, 15/08/2023 10:50

Yêu thương ở lại Ka Lô

TTH - Mồ hôi, công sức, trách nhiệm và yêu thương của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thừa Thiên Huế đã “ở lại” với bản Ka Lô (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) để người dân nơi đây có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tặng quà cho người dân biên giới Việt- LàoTặng 1,5 tấn gạo cho người dân bản Sê SápĐong đầy tình cảm “Bữa cơm tri ân”Xuất sắc xây dựng ‘‘Đơn vị Quân y 5 tốt”“Hậu cần sức khỏe” cho bộ đội biên phòng

leftcenterrightdel
 Bộ đội Biên phòng cùng các cháu học sinh tại bản Ka Lô

Tôi nhớ lần đầu tiên cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt đến Ka Lô, là một ngày nhiều nắng. Cầu Xê Rôn rộng rãi, vững chắc bắc qua dòng Xê Rôn, nên mùa mưa lũ dân bản cũng chẳng còn sợ con nước dữ dâng cao. Bên kia cầu là bản làng yên bình tựa vào lưng núi. Điều khiến tôi khá bất ngờ xen lẫn ngạc nhiên, đó là rất nhiều dân bản ra tận mép cầu đón khách cùng với những nụ cười mộc mạc mà lấp lánh niềm vui.

Ông Kê Oi, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Ka Lô nắm chặt tay Thiếu tá Trần Quốc Toản, Chính trị viên phó Đồn BPCK A Đớt (nay anh Toản là Trung tá, Trưởng Ban cán bộ, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh), nói bằng giọng chân chất, chỉ cần thấy bóng dáng chiếc ô tô từ xa, người dân trong bản đã biết BĐBP sang thăm. Dân bản không coi BĐBP là khách, mà là như người thân của mình.

Quây quần trong ngôi nhà sàn của trưởng bản, nhiều người đàn ông, phụ nữ lớn tuổi bùi ngùi hồi tưởng lại những ngày dân bản sống du canh du cư, theo các mùa rẫy, đổi chỗ ở không biết bao lần. Cuộc sống tạm bợ trong những ngôi nhà dựng bằng tranh tre, nứa lá giữa rừng sâu, khó khăn, thiếu thốn, cơ cực đủ mọi bề. Trẻ con đâu biết cái chữ. Người ốm đâu được khám bệnh, chỉ uống lá thuốc hái trong rừng; bệnh nặng thì chỉ biết “nằm lại” với núi.

Năm 2008, dân bản Ka Lô dời chỗ ở đến gần biên giới đối diện với địa bàn quản lý của Đồn BPCK A Đớt. Để giúp dân bản thoát khỏi cuộc sống tạm bợ, thiếu thốn, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phối hợp với UBMTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế giúp dân bản bạn dựng nhà kiên cố, xây trường học, làm đường ống nước tự chảy…

“Dân bản Ka Lô không bao giờ quên những ngày BĐBP giúp dựng bản. Thời tiết khắc nghiệt, đường sá lầy lội, lũ dữ bất thường khiến việc vận chuyển vật liệu thi công khó khăn bội phần. Những ngày mưa thì rét như cắt thịt, ngày nắng thì như đổ lửa. Nhưng BĐBP vẫn bất chấp những gian nan đó, miệt mài san mặt bằng, thi công, để dân bản sớm có nơi an cư...” - nhiều cao niên kể lại.

Sau một năm ròng rã, 42 ngôi nhà sàn kiên cố, khang trang, mái lợp tôn xanh đã hoàn thành. Từ khi bản Ka Lô an cư trên đất mới cho đến nay, chính quyền, Nhân dân Thừa Thiên Huế và đặc biệt là BĐBP - lực lượng trực tiếp kề vai sát cánh, hỗ trợ, sẻ chia, giúp đỡ, là “điểm tựa” cho bà con cả về vật chất lẫn tinh thần.

Cầu Xê Rông do tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 7 tỷ đồng, BĐBP tỉnh hỗ trợ thi công, để dân bản không còn phải lội suối băng dòng Xê Rôn. Mùa mưa lũ nước dâng cao, bản Ka Lô không còn rơi vào cảnh bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài. Các thương lái thuận tiện chạy xe vào tận bản để mua nông sản; dân bản cũng dễ dàng chở nông sản sang chợ A Lưới trao đổi. Điều đó là “minh chứng” của tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.

Những năm qua, BĐBP đã kết nối, phối hợp với các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, mạnh thường quân, tặng dân bản nhu yếu phẩm, tặng cây, con giống, hướng dẫn mô hình phát triển kinh tế... Để từ 42 nóc nhà ngày đầu an cư với hơn 200 nhân khẩu, bây giờ Ka Lô có 81 nóc nhà với hơn 500 nhân khẩu. Người dân biết chăn nuôi gia súc, biết đào ao thả cá, trồng chuối, trồng dứa, trồng gừng… Một số hộ có trang trại. Trẻ con được đi học. Người dân đau ốm được quân y biên phòng khám, chữa bệnh...

Tôi cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK A Đớt trở lại Ka Lô trong một ngày mưa. Nhưng giữa màn mưa vẫn ngập tràn ấm áp. Dân bản cầm ô ra tận bên kia cầu Xê Rôn, đón BĐBP với gương mặt rạng rỡ, nụ cười nồng hậu. Trưởng bản Ka Lô cùng Thượng tá A Liêng Hà, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt (nay anh Hà là Chính trị viên Đồn BPCK cảng Chân Mây) bắt tay thật chặt. Quây quần trong nhà sàn của trưởng bản, người dân mời chúng tôi dứa mới thu hoạch. Những lát dứa vàng ươm, rựa mật ngọt ngào, như tấm lòng của dân bản Ka Lô dành cho BĐBP.  

Bài ảnh: Văn Toàn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”

Căn nhà là có thật, còn “mảnh ghép” là biểu tượng của sự chung tay từ lời kêu gọi thông qua trang web, fanpage và các đội nhóm tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Từ tình yêu thương của cộng đồng, một mái ấm dần thành hình và tương lai sẽ có nhiều mái ấm như thế…

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”
Gom đủ yêu thương

Mỗi khi có chuyện không vui, nàng lại đi mua hoa. Nàng thích đi bộ ra khu chợ gần nhà. Gọi là “gần”, nhưng đến nơi thì mồ hôi cũng lấm tấm trên vầng trán. Mà kỳ thực, ra đến hàng hoa là nàng thấy tâm trạng tốt hơn. Cũng có thể do năng lượng tích cực từ sắc hoa tươi tắn, hoặc đi bộ giúp tinh thần thư thái hơn. Cả hai điều này đều được khoa học minh chứng hẳn hoi.

Gom đủ yêu thương
Chia sẻ yêu thương với người bệnh

Nhằm cải thiện bầu không khí nặng nề, u buồn, đau đớn trong bệnh viện, đặc biệt là ở những nơi dành cho bệnh nhân ung bướu, bệnh nhi..., nhóm tình nguyện viên (TNV) thuộc dự án “Một bức tranh - nhiều hy vọng” đã có sáng kiến đặt những bức tranh, ảnh đẹp, tươi sáng vào phòng bệnh và hành lang.

Chia sẻ yêu thương với người bệnh
Vẫn có nắng trong cơn mưa chiều

Bạn vừa chuyển cho em tấm ảnh đang lội bì bõm trên đường phố lớn, luôn có một câu hài hước như tính bạn thuở nào “Gửi gấp một chiếc thuyền giấy”, kèm theo icon cái miệng cười toe, hở mấy cái răng sún.

Vẫn có nắng trong cơn mưa chiều
Ai có gì giúp nấy, vì miền Bắc yêu thương

Ngoài các tổ chức, đội nhóm, có những cá nhân hướng về đồng bào bị thiên tai phía Bắc với nhiều hành động ý nghĩa như mời ăn, hỗ trợ chỗ ngủ miễn phí, uống cà phê chuyển khoản về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…

Ai có gì giúp nấy, vì miền Bắc yêu thương

TIN MỚI

Return to top