ClockThứ Ba, 11/01/2022 06:05

“Lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân”

TTH - Từ 5 nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Mặt trận các cấp đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả vận động Nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới, với 63/94 xã toàn tỉnh hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Phát triển kinh tế số, hoàn thiện chính quyền điện tử, đô thị thông minhThích ứng tốt với cơ chế thị trườngCác dịch vụ vận hành của Trung tâm giám sát, điều hành Đô thị thông minh Thừa Thiên Huế

Đoàn viên, thanh niên tham gia dọn dẹp vệ sinh khu vực bãi biển Thuận An hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh"

Đồng lòng

Cuối tháng 11 năm 2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1972 công nhận thị xã Hương Thủy hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2020. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Nhìn lại hành trình 10 năm xây dựng NTM của Hương Thủy, chính sự chung sức của cả hệ thống chính trị, trong đó người dân là “nhân tố” quan trọng, quyết định sự thành công. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” do Mặt trận các cấp phát động là “cầu nối” giúp người dân và chính quyền địa phương có tiếng nói chung.

Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, Mặt trận từ thị xã đến cơ sở đã vận động Nhân dân hiến đất, hiến cây, giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình cũng như đóng góp bằng tiền mặt, huy động ngày công lao động... Với nhiều cách làm thiết thực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và tâm tư nguyện vọng của người dân nên đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình cao của các tầng lớp Nhân dân.

Giai đoạn 2010 - 2020, hệ thống Mặt trận đã vận động Nhân dân đóng góp trên 15.500 ngày công, 53.068m2 đất, 1.600 cây các loại và hơn 6.860 triệu đồng, cùng Nhà nước xây dựng NTM. Từ nguồn đóng góp, nhiều hạng mục công trình được đầu tư xây dựng, như: hệ thống điện chiếu sáng, bê tông hóa, nhựa hóa đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng được xây dựng kiên cố, khang trang. 100% hộ dân sử dụng điện và nước hợp vệ sinh, đời sống Nhân dân từng bước phát triển.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, Cuộc vận động được chuyển sang giai đoạn “Toàn dân đoàn kết xây dựng đô thị văn minh”, hướng tới “thay áo” diện mạo đô thị của Hương Thủy ngày càng khởi sắc.

Dấu ấn của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” còn thể hiện rõ ở những con số biết nói về xây dựng NTM toàn tỉnh. Đến nay, Thừa Thiên Huế có 63/94 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM. Mục tiêu năm 2022, có thêm 12 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu và có ít nhất 20% số thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM.

Phát huy vai trò chủ thể

Theo thông tin từ Mặt trận tỉnh, những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh đã phối hợp ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện như: Kế hoạch số 135 về phối hợp thực hiện Cuộc vận động giữa MTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên; Công văn số 842 ngày 27/9/2017 gửi các sở, ban, ngành cấp tỉnh về việc phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện để Ủy ban MTTQVN các cấp triển khai tốt Cuộc vận động.

Nổi bật, Mặt trận tỉnh còn phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh ban hành Kế hoạch liên ngành về xây dựng mô hình chung “Tuyến đường sáng, xanh, sạch, đẹp, trật tự trị an” gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Từ 5 nội dung của Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Mặt trận các cấp đã vận động Nhân dân ủng hộ tiền, hiến đất, cây cối, hoa màu, ngày công... đóng góp tham gia xây dựng trường học, trạm xá, đường giao thông nông thôn; tự xây mới, sửa chữa nhà ở, tường rào, công trình vệ sinh; bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh, động viên con em học tập, tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, xây dựng đời sống văn hóa mới...

Đại diện Mặt trận tỉnh chia sẻ, để Cuộc vận động tiếp tục được thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới, quan trọng nhất là thực hiện tốt công tác phối hợp cùng các tổ chức thành viên tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho người dân. Đồng thời, phải gắn thực hiện Cuộc vận động với các phong trào thi đua do chính quyền, các ban, ngành, tổ chức thành viên phát động, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Đảng, Nhà nước về xây dựng NTM, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.

Giai đoạn 2015 - 2020, Cuộc vận động đã kêu gọi người dân tham gia đóng góp hơn 115,7 tỷ đồng; 520 nghìn ngày công; hiến trên 3,1 triệu m2 đất... Nhiều mô hình được Mặt trận và đoàn thể các cấp sáng tạo, triển khai có hiệu quả như: “Thôn không rác”; “Ngày Chủ nhật xanh, sạch, đẹp”; “Tổ tự quản an ninh trật tự”; “Camera an ninh”; “Tổ hòa giải cơ sở”...

Bài, ảnh: Minh Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

TIN MỚI

Return to top