ClockThứ Năm, 11/07/2019 15:26

Đề xuất lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng cao nhất 8,18%

Tổng Liên đoàn Lao động đang đề xuất các mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020, mức tăng cao nhất là 8,18% tương đương từ 180.000-380.000 đồng.

Lương tối thiểu vùng sẽ tăng tiếp để đáp ứng 100% mức sống tối thiểuĐiều chỉnh lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2019Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2019

Chiều nay (11/7), Hội đồng tiền lương quốc gia sẽ họp phiên thứ 2 để đưa ra mức lương tối thiểu vùng năm 2020.

Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng, lương tối thiểu hiện đã đáp ứng được hơn 95 % mức sống tối thiểu. Tuy nhiên, để bám sát được yêu cầu thực tế, cần xác định rõ được tỷ lệ giữa nhu cầu lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm. Trên cơ sở đó sẽ có các kịch bản khác nhau về sự đáp ứng của lương tối thiểu với mức sống tối thiểu.

Ông Lê Đình Quảng, Phó ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ VN.

Chuyên gia đàm phán lương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết đã có tham thảo tỷ lệ chi phí lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm của một số nước trên thế giới tương đồng với Việt Nam. Kết quả cho thấy, ở các nước như: Campuchia, Srilanka, Philipines, Ấn Độ, Mông Cổ, tỷ lệ chi cho phi lương thực thực phẩm đều cao hơn mức tính của Việt Nam.

Cũng theo đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện nay GDP đang tăng khoảng 7%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng đang duy trì ở mức 4%, cộng thêm năng suất lao động xã hội tăng khoảng trên 5%.

Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu với tỷ lệ đơn hàng ngày càng tăng, đặc biệt ở các ngành sử dụng đông lao động. Điều này cho thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp sẽ tiếp tục ổn định. Đồng thời, số doanh nghiệp thành lập mới cũng tăng hơn so với năm trước.

Ông Lê Đình Quảng cho rằng, trên đây là những tín hiệu tích cực để có thể tính toán mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 đảm bảo đời sống tối thiểu của người lao động.

Căn cứ vào các chỉ số về kinh tế, xã hội, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, đang có 3 kịch bản tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ đưa ra bàn thảo tại phiên đàm phán chiều nay.

Cụ thể, các mức tăng dao động từ 6,52-8,18%, tùy thuộc vào cách tính tỷ lệ chi phí cho phi lương thực và lương thực trong đời sống của người lao động.

Đại diện cho tiếng nói của người lao động tại TP HCM, ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng ban Chính sách pháp luật, Liên đoàn lao động TP HCM cho rằng, với mức tăng lương như hiện nay chưa thể đáp ứng mức sống của người lao động, nhất là tại các thành phố lớn.

"Nếu đời sống người lao động không được đảm bảo, không đủ để tái tạo sức lao động, đến một độ tuổi nào đó, họ sẽ bị sa thải sớm và trở thành nạn nhân của đói nghèo. Hiện nay nhiều người lao động là lực lượng tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng lại đang phải đứng trong nhóm đối tượng bảo trợ xã hội", ông Đô quan ngại.

Ông Nguyễn Thành Đô cũng cho rằng, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 nên được điều chỉnh tăng từ 7-8% so với năm 2019.

Doanh nghiệp lo tăng chi phí

Về phía đại diện của doanh nghiệp, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, nhiều doanh nghiệp đã trả mức lương tối thiểu 2019 tăng thêm tới trên 6 %, cao hơn mức tăng 5,3% đã được chốt trong phiên họp Hội đồng tiền lương quốc gia 2018.

Do đó, ông Phòng cho rằng, nếu tăng lương sẽ chỉ tác động đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Đề cập tới mức đề xuất tăng lương tối thiểu trước vòng đàm phán lần 2, ông Hoàng Quang Phòng cho biết: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam và diễn biến của phiên đàm phán để có những điều chỉnh hợp lý. Con số ban đầu vẫn bảo lưu như mức của Phiên đàm phán lần 1”.

Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia cho biết, quan điểm của Chính phủ là tiến tới cải thiện đời sống của người lao động và đảm bảo năng lực doanh nghiệp không bị bào mòn. Chính phủ cũng tôn trọng các đề xuất và đàm phán giữa đại diện người lao động và doanh nghiệp.

"Bộ phận kỹ thuật của Hội đồng tiền lương quốc gia đang tính toán, tăng lương tối thiểu khoảng 5% so với năm 2019, sẽ đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động vào năm 2020. Tuy nhiên mức tăng cụ thể thêm bao nhiêu còn phụ thuộc vào đám phán giữa các bên. Một số hiệp hội như Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang "xuôi" theo đề xuất tăng từ 5-6%, trong khi đó, các doanh nghiệp dệt may lại kiến nghị không tăng lương", ông Diệp cho biết.

Theo Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, trong phiên họp đầu tiên, các bên chưa thảo luận sâu về mức tăng, kỳ vọng trong phiên họp thứ 2 sẽ tìm được tiếng nói chung giữa người lao động và doanh nghiệp trong mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết: Thời gian gần đây, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trên phạm vi cả nước tăng cao. Có thể thấy, các doanh nghiệp này đang có kế hoạch để đón nhận cơ hội trong năm 2025.

Đề xuất giảm áp lực chi phí đầu vào cho doanh nghiệp
Đề xuất bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Theo thông tin từ Bộ Tài chính chiều 8/11, Bộ đã có Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT), trong đó đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.

Đề xuất bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ
Tán thành đề xuất tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính, song để bảo vệ quyền lợi của độc giả, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị nghiên cứu điều chỉnh theo hướng quy định cụ thể về tỷ lệ diện tích, vị trí quảng cáo đối với từng loại hình ấn phẩm báo, tạp chí khác nhau.

Tán thành đề xuất tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

TIN MỚI

Return to top