ClockThứ Tư, 14/06/2017 13:51

Khu tái định cư Eo Bầu - Thượng Thành: Người một đằng, hộ khẩu một nẻo

TTH - ​Dù đã tái định cư, sinh sống ổn định từ mấy năm nay, nhưng hơn 70 hộ dân ở Khu tái định cư Eo Bầu- Thượng Thành, thuộc xã Hương Vinh (TX. Hương Trà) vẫn nhất quyết không chịu chuyển hộ khẩu từ các phường của TP. Huế đến nơi ở hiện tại.

Ba phía giáp ranh với đất của phường Hương Sơ, nên hầu hết hộ dân ở KTĐC Eo Bầu - Thượng Thành (ảnh) mong muốn được nhập hộ khẩu vào phường Hương Sơ, TP. Huế

“Chê” hộ khẩu nông thôn

​Từ năm 2011, gia đình anh Nguyễn Văn Đức, sống ở đường Lê Trung Đình, phường Thuận Lộc, TP. Huế được bố trí tái định cư ở lô 115, Khu tái định cư Eo Bầu- Thượng Thành (KTĐC), thôn Thế Lại Thượng, xã Hương Vinh. Dù chuyển đến nơi ở mới đã 6 năm, nhưng gia đình anh vẫn chưa cắt hộ khẩu nơi ở cũ. Khi hỏi lý do, anh Đức giải bày: “Mình dân lao động chân tay, răng cũng được, nhưng vì có 2 con đang đi học, nên vẫn để lại hộ khẩu thành phố cho các con được học trường thành phố. Nếu chuyển hộ khẩu ra đây (Hương Vinh- PV) thì thuộc diện ngoại tuyến, ai nhận? Không lẽ cho con học trường “làng”?”

Ngoài lý do để lại hộ khẩu thành phố vì con cái học hành, xin việc làm, một số người cảm thấy thua thiệt khi bỗng dưng từ người thành thị trở thành... người nông thôn. Với suy nghĩ đó, nhiều người một mực không chịu nhập hộ khẩu dù gặp một số trở ngại, khó khăn khi cần đến công việc, như cần xác nhận của phường để mua bảo hiểm y tế... “Đã có một số gia đình có người mất, khi muốn làm giấy báo tử, họ phải về nhờ chính quyền địa phương nơi đang sinh sống (tức xã Hương Vinh) xác nhận rồi đem lên phường nơi có đăng ký hộ khẩu thường trú. Bách sách, chạy ngược chạy xuôi nhiều vòng nên rất bực”, anh Đức kể.

​Ông Hoàng Đình Viện, ở lô 103 là một trong những hộ dân định cư vào năm 2010 tỏ ra bức xúc: “Ban đầu khi vận động bà con ra đây, Ban giải tỏa TP. Huế bảo ra phường Hương Sơ, nhưng đến khi cấp thẻ đỏ thì lại là xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà nên ai cũng phản đối. Ngay như vợ chồng tôi, dù sống ở đây, nhưng chúng tôi vẫn sinh hoạt chi bộ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi ở phường Thuận Lộc”. “Ai ngược đời từ dân thành phố giờ lại “xuống” dân nông thôn. Hơn nữa, chỉ cách mỗi tuyến đường quy hoạch mà một bên là phường, một bên là xã nên bà con ở đây nảy sinh tâm tư và ‘phân bì’ “, ông Viện tiếp lời.

​Hiện, KTĐC có tổng số 74 hộ với 300 nhân khẩu, trong đó, còn đến 72 hộ chưa đăng ký thường trú tại nơi ở hiện tại.

Qua tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, gần như 100% hộ dân mong muốn được nhập hộ khẩu vào phường Hương Sơ, TP. Huế để vừa thuận tiện cho con cái học hành, xin việc làm và thuận tiện trong đi lại khi cần làm các giấy tờ, thủ tục hành chính.

Làm theo quy định“đất đâu, người đó”

Thượng tá Trương Thế Vũ, Phó Trưởng Công an TP. Huế cho rằng, theo Luật Cư trú, người dân cư trú ở địa giới hành chính nào thì nhập khẩu ở đó. Địa phương quản lý con người thì quản lý luôn hộ khẩu. Do đó, trường hợp những hộ đã chuyển đi nơi khác sinh sống ổn định, nếu cần xác nhận những vấn đề liên quan đến đời sống, chế độ chính sách thì địa phương nơi người dân đang sinh sống trực tiếp quản lý và xác nhận.

​Để tháo gỡ vấn đề này, theo ông Vũ, cần có sự phối hợp giữa lãnh đạo các địa phương liên quan. Do người dân nhất quyết không chịu chuyển hộ khẩu thường trú, nên thời gian qua, Công an TX. Hương Trà tạm thời cho người dân đăng ký tạm trú để chính quyền địa phương dễ quản lý.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng thôn Thế Lại Thượng bày tỏ,  do những người dân ở KTĐC không chịu nhập hộ khẩu tại địa phương nên việc quản lý nhân khẩu cũng như cần thông báo, tuyên truyền những vấn đề gì của thôn, của xã rất khó. Nhiều gia đình có thái độ “bất hợp tác” nên đôi lúc những người làm công tác xã hội, đoàn thể của địa phương rất nản. Còn nhớ năm trước, khi tổ chức bầu cử HĐND các cấp, đại biểu quốc hội, hầu như không ai trong KTĐC tham gia bỏ phiếu tại địa phương. Mới đây chưa lâu, khi ban công tác thôn đề nghị các hộ gia đình photocopy CMND, giấy tờ liên quan đến nhà đất theo yêu cầu của cấp trên để rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, nhưng hầu như không ai hợp tác cung cấp.

Việc các hộ dân cố hữu không chịu nhập hộ khẩu về xã Hương Vinh là quyền của họ. Tuy nhiên, điều này đang gây khó khăn cho địa phương trong việc quản lý, nhất là nếu có liên quan đến vấn đề an ninh trật tự. Do đó, bằng cách nào đó, chính quyền hai bên và người dân nên có một cuộc ngồi lại để cùng nhau lắng nghe, trao đổi, giải quyết dứt điểm theo hướng vừa đúng luật pháp và gỡ được nút thắt trong lòng nhiều hộ dân ở KTĐC.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ người dân khu tái định cư Hồng Thượng

UBND huyện A Lưới phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường kêu gọi đầu tư dự án (DA) cụm công nghiệp Cân Tôm - Hồng Thượng. Đồng thời, tiếp tục có chính sách hỗ trợ người dân, nghiên cứu phương án đổi đất lâm nghiệp đối với 15ha đất ở Hồng Thượng thuộc DA đền bù giải phóng mặt bằng thủy điện A Lưới.

Hỗ trợ người dân khu tái định cư Hồng Thượng
Liên quan việc cấp đất tái định cư để mở rộng đường 100m:
Cần giải quyết đúng lý, hợp tình

Mấy năm nay, gia đình ông Ngô Văn Dựt, ở phường Xuân Phú, nằm trong diện giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án (DA) mở rộng đường 100m, nối khu A và khu B đô thị An Vân Dương (TP. Huế). Ông Dựt cho rằng, con của mình đủ các điều kiện để tái định cư (TĐC), nhưng chính quyền địa phương chưa xem xét thấu tình, đạt lý...

Cần giải quyết đúng lý, hợp tình
Những điểm mới của Luật Đất đai 2024

Thừa Thiên Huế đang tập trung thực hiện Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống. Kế hoạch đặt ra nhiều mục đích; trong đó chú trọng phổ biến sâu rộng các điểm mới so với luật cũ.

Những điểm mới của Luật Đất đai 2024
Khu tái định cư Đại học Huế:
Điều chỉnh quy hoạch, hạn chế đền bù giải phóng mặt bằng

Theo Ban Quản lý Dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh, việc điều chỉnh quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Đại học Huế (thuộc phường An Cựu và An Tây, TP. Huế) nhằm hạn chế đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), cố gắng giữ lại hiện trạng phần đất của cụm dân cư hiện hữu.

Điều chỉnh quy hoạch, hạn chế đền bù giải phóng mặt bằng

TIN MỚI

Return to top