ClockThứ Hai, 28/06/2021 13:32

Còn chờ gì nữa?

TTH - Dân thành phố mà không ý thức được ngay cả việc bảo vệ môi trường sống cho chính mình, thì đến bao giờ xã hội mới vươn đến cái đích văn minh, tiến bộ?...

Thả vọoc chà vá chân nâu 6,3kg về môi trường tự nhiên“Thôn không rác”Cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn

Rời đi và để lại trước Nhà máy nước Quảng Tế 2

Khu vực đỉnh đồi Quảng Tế (Thủy Xuân, TP. Huế) là nơi đứng chân 2 nhà máy nước quan trọng bậc nhất của tỉnh: Quảng Tế 1 và Quảng Tế 2. Nghe 2 tiếng “nhà máy”, có thể nhiều người sẽ lập tức sẽ nghĩ nó bừa bộn ngổn ngang và “sặc mùi” sắt thép hay gỗ đá gì đó. Nhưng không, đỉnh đồi Quảng Tế lại đẹp như một công viên thu nhỏ với thông reo, thảm cỏ, hồ nước, non bộ, mai vàng, hồng thắm… Nhà máy nhưng sạch tưng và yên tĩnh đến bất ngờ. Thế nên, là nơi được nhiều người yêu thích chọn lựa để dừng chân hóng mát hay tập thể dục mỗi sáng sớm hay chiều hôm.

Lẽ dĩ nhiên, cảnh quan ấy không phải bỗng dưng mà có, mà đó là do sự đầu tư, đổ công đổ sức của tập thể HueWACO. Tôi phải dùng thêm cụm từ đổ công đổ sức mới lột tả hết câu chuyện, bởi đầu tư thì có thể chỉ đổ ra có 1 lần, nhưng nếu không có công chăm bẵm, tắm tưới, vệ sinh, nhặt cỏ… ngày này qua ngày khác, mùa này sang mùa kia một cách kiên trì của các anh, các chị công nhân nhà máy, thì có lẽ cảnh quan ở đồi Quảng Tế sẽ không bao giờ được như bây giờ. Cảnh quan ấy không chỉ là cho nhà máy, cho HueWACO, mà còn là một điểm xanh, một điểm nhấn cho Thủy Xuân nói riêng và đô thị Huế nói chung.

Vậy mà, một số người khi đến đây để thể dục hoặc nghỉ chân thư giãn, lại “vô tâm” quên mất công sức của anh chị em công nhân, khi rời đi, họ đã để lại giấy lót chỗ ngồi, hoặc bao bì, giấy loại… Thế là, lại thấy các anh chị công nhân trước khi vào ca phải lóc cóc đi thu nhặt những thứ bị xả lại. Nhìn cảnh ấy, nhiều người chỉ còn biết ngao ngán lắc đầu.

Tương tự là ở đồi thông Từ Hiếu cách đó không xa. Đấy cũng là địa chỉ mà nhiều người tìm đến tham quan hoặc thể dục. Thế nhưng vẫn không thiếu những người thiếu tôn trọng cảnh quan của khu đồi thông đẹp như tranh vẽ mà mình đang được thụ hưởng. Rời đi, có người vẫn vô ý thức bỏ lại các loại giấy bánh kẹo, bao ni lông, khẩu trang bẩn… Nhiều lần đến tập thể dục ở đây mỗi sáng, vẫn thấy một sư thầy một tay cầm kẹp, một tay xách giỏ nhẫn nại đi nhặt rác suốt dọc con đường men theo đồi thông trước mặt ngôi cổ tự danh tiếng xứ Huế. Chợt nhiên, thấy khó chịu và xấu hổ như mình là người phạm lỗi.

Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan môi trường phải là ý thức trước tiên cần có của một thị dân. Bởi dân thành phố mà không ý thức được ngay cả việc bảo vệ môi trường sống cho chính mình, thì đến bao giờ xã hội mới vươn đến cái đích văn minh, tiến bộ? Việc này có quá khó khăn phức tạp hay tốn kém gì chăng? Tôi nghĩ là không. Chỉ cần mỗi người ý thức một chút, không xả rác lung tung, tập kết rác đúng nơi đúng chỗ và đúng giờ giấc, chỉ cần như thế thôi là môi trường đã được bảo vệ, đã được cải thiện rất đáng kể rồi.

Việc vận động, tuyên truyền cũng không phải là chưa làm và làm chưa tới, ngược lại, theo tôi thấy, công việc này đã được làm quá tốt trong thời gian qua và thực sự đã làm chuyển biến ý thức của một bộ phận quan trọng trong cộng đồng. Một bộ phận khác không chịu chuyển, đó không phải là do họ không nghe, không xem, không đọc và không hiểu, mà chính xác là họ chây ỳ, bất chấp, thậm chí không loại trừ có người còn mang tâm lý thách thức, muốn “đối lập” với số đông. Vậy thì, có cách nào khác hơn là phải tăng cường chế tài theo hướng xử nặng, xử nghiêm và xử không sót. Chỉ cần làm như thế một thời gian, tin chắc tất cả vào nề nếp liền.

Chúng tôi đã từng đi du lịch theo kiểu ghép đoàn. Dân tứ xứ, bên sân bay mình còn bầy hầy, sang tới Singapore, ngay từ cửa đã nghiêm túc ngay. Đố thấy ai hút thuốc, nhai kẹo cao su hay xả rác, khạc nhổ lung tung. Ấy là vì nghe anh hướng dẫn viên quán triệt kỹ mức phạt của Sin kèm lời khẳng định công ty anh không can thiệp, không giúp đỡ gì được nếu ai đó vi phạm. Quyền năng của “chiếc đũa thần” mang tên chế tài đấy. Chiếc đũa ấy không phải mua hay đi cầu xin ai, mà ta hoàn toàn có thể chủ động. Vậy thì còn chờ gì nữa?

Bài, ảnh: Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các hoạt động đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư đã và đang tạo được hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động xúc tiến đầu tư cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Nguồn học liệu quý cho trẻ mầm non

Những tác phẩm từ cuộc thi sáng tác lời mới trên làn điệu dân ca Huế, tranh vẽ về văn hóa Huế, sưu tầm văn hóa dân gian do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức là nguồn học liệu quý trong thực hiện chương trình giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non.

Nguồn học liệu quý cho trẻ mầm non

TIN MỚI

Return to top