ÔngJean – Marc Ơng Jean-Marc Schwarz thành viên của đoàn cho hay, Hiệp hội chọn những người làm nghề này là vì đây chính là một trong những người đầu tiên tiếp xúc với khách du lịch.

Ông Schwarz nói rằng, đi từ Hà Nội vào, ông có cảm nhận Huế chẳng những đẹp, yên bình mà Huế chính là trái tim của Việt Nam. Xích lô là một trong những bộ phận phục vụ du lịch, bởi vậy có thể đây là “sứ giả” góp phần quảng bá hình ảnh của Huế . Vì vậy ông muốn chương trình này sẽ lan rộng.
 

"Đôi khi vắng khách về chở gió" - ảnh từ Xomnhiepanh
 
 
Tôi đã dự một buổi học của chương trình. Giáo viên là 4 người nước ngoài. Học viên là những người hành nghề xích lô của nghiệp đoàn xích lô Đông Ba và xích lô phục vụ du lịch. Thầy hào hứng dạy. Trò cũng hào hứng và miệt mài học. Nhiều tình huống được đưa ra theo các nguyên tắc: an toàn, công bằng và sự hài lòng. Bà Kim Lê, một thành viên của đoàn, luôn luôn nhắc nhở các học viên về cách giao tiếp, cách làm như thế nào để cho khách luôn cảm thấy thoải mái.
 
Bà Rita Mcbeth Fontaine -Chủ tịch Hiệp hội Hòa bình thế giới nói rằng, ở Thái Lan có xe tút tút, ở Trung Quốc có xe lôi, cũng là loại xe thô sơ phục vụ du lịch rất đặc trưng. Xe xích lô Việt Nam cũng vậy, nhưng nó thân thiện hơn, không có khoảng cách giữa người lái xe và khách. Ðiều này gây nhiều hứng thú cho du khách khi đi xích lô.
 
Một lần trên Tuổi Trẻ, thấy đưa tin, HTX Bình Minh ở Ðồng Nai vừa xuất sang Nhật 6.000 sản phẩm thủ công mỹ nghệ gồm 36 kiểu dáng, trong đó chủ yếu là mô hình xe xích lô, các loại thuyền buồm …Người nước ngoài đã nhìn thấy nét đẹp mộc mạc, đơn sơ của xe xích lô Việt Nam. Họ muốn những chủ nhân của xích lô cũng phải có vẻ đẹp tương ứng.
 

Những vòng quay ... Ảnh minh họa từ internet
 
Các giảng viên của khoá học trên đã đến Huế từ một nơi rất xa để bày cách cho những người hành nghề xích lô cách làm hài lòng du khách và cách giữ chân du khách. Còn chúng ta, những người trong cuộc, chắn chắn phải làm một điều gì đó cho các đối tượng phục vụ du lịch khác chứ bởi lẽ tiếp xúc với du khách nước ngoài không chỉ có xích lô mà còn nhiều đối tượng phục vụ khác. Đó là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên của các đơn vị làm du lịch, người bán hàng lưu niệm, các diễn viên ca Huế trên sông…
 
Theo tôi, điều cần làm ngay phải là đào tạo đội ngũ ca Huế trên sông Hương về cách làm ăn bài bản, lịch sự, uy tín. Nói như vậy bởi vì ca Huế trên sông Hương thời gian vừa qua  để lại  nhiều tai tiếng. Nào là tranh giành khách, chạy sô, ca sĩ một bài, gạ gẫm bán băng đĩa, bán hoa tặng, ca Huế và ca về Huế lẫn lộn...Nhiều ca sĩ áo lụa lượt là nhưng vừa hát xong đã phì phèo điếu thuốc. Họ vừa dạ đấy nhưng cũng lại văng tục ngay đấy... Điều này đã bức xúc đến độ các đại biểu HÐND tỉnh đề nghị chấn chỉnh lại hoạt động ca Huế tại nhiều kỳ họp hội đồng. Dư luận cũng lên tiếng nhiều.
 

Xích lô Huế trong Lễ hội Diều - ảnh từ internet
 
Chấn chỉnh ca Huế có thể dùng những biện pháp quản lý hành chỉnh. Nhưng điều quan trọng hơn phải làm cho nhiều người hoạt động ở lĩnh vực này hiểu rằng, với tư cách là một trong những người tiếp xúc với du khách, mà lại là ở lĩnh vực văn hóa, tự thân họ đã mang trên mình sứ mệnh- là một trong những sứ giả để đưa những hình ảnh đẹp đẽ của Huế đến với du khách. Ðiều này cao cả và bền vững hơn nhiều là đã nhận được bao nhiêu tiền thù lao trong một đêm.
 
Ca Huế là nét đặc trưng của Huế. Thế nên tôi nghi, những người đang hoạt động ở lĩnh vực này nếu chưa làm cho ca Huế đẹp hơn thì cũng đừng nên làm cho nó xấu đi...
 
Nguyên Lê