Tăng tốc đạt được hiệp định toàn cầu về giải quyết ô nhiễm nhựa. Ảnh minh họa: Báo Tài nguyên Môi trường

Người đứng đầu Chương trình Môi trường Liên hợp quốc Inger Anderson cho rằng, đây có thể là khoảnh khắc của sự thật, khi vẫn còn nhiều khác biệt trong ý kiến từ các quốc gia. Song mọi người đều mong muốn chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa và “bây giờ chính là lúc các quốc gia thành viên hành động”.

Lời nhận định được đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết riêng năm 2019, thế giới đã sản xuất khoảng 460 triệu tấn nhựa và con số này dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2060. Trong đó hơn 90% nhựa không được tái chế, 20 triệu tấn rò rỉ ra môi trường tự nhiên. Vi nhựa được tìm thấy ở nơi sâu nhất đại dương, trên đỉnh núi cao nhất và cả trong cơ thể người.

Hiện các quốc gia đang bày tỏ những mối quan tâm riêng, với Liên minh tham vọng cao (HAC) gồm nhiều nước ở châu Phi, châu Á và châu Âu muốn thảo luận về “vòng đời” của nhựa, trong khi các nhà sản xuất dầu mỏ như Saudi Arabia và Nga muốn giải quyết vấn đề chất thải…

Đứng trước nhiều mối quan tâm, người đứng đầu chính sách nhựa toàn cầu thuộc WWF Eirick Lindebjerg cho rằng lãnh đạo các nước cần nhanh chóng triển khai một hiệp ước mà thế giới đang rất cần.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The Business Times, Xinhua Net & Bangkok Post)